Phục hình răng sứ là gì? Mục đích của phục hình răng sứ
1. Phục hình răng sứ là gì? Mục đích của phục hình răng sứ?
1.1 Phục hình răng sứ:
Phục hình răng sứ là một trong những phương pháp phục hình răng, nhằm hồi phục một hay nhiều răng bị mất. Phương pháp này mang lại chức năng nhai và thẩm mỹ cho răng mà không làm ảnh hưởng tới sức khỏe người sử dụng.
1.2 Mục đích phục hình răng sứ:
– Phục hồi chức năng ăn nhai. – Phục hình lại được hình dạng giải phẫu chức năng và chiều hướng thân răng tốt hơn, giúp vệ sinh răng miệng dễ hơn. – Phục hồi lại thẩm mỹ về hình dạng cũng như màu sắc của răng, đặc biệt là vùng răng trước. – Bảo vệ răng trụ khỏi sâu răng, tác động xấu của môi trường miệng và lực nhai không tốt. - Phục hồi răng bị tổn thương như sứt mẻ, gãy vỡ răng... - Phục hồi chức năng nhai của răng và hàm - Giúp tái cấu tạo lại hàm, cải thiện lực nhai - Cải thiện các khiếm khuyết về thẩm mỹ như răng khấp khểnh, răng hô nhẹ, răng thưa... - Phục hồi thẩm mỹ của răng về hình dạng và màu sắc
1.3 Trường hợp nào nên sử dụng phục hình răng sứ?
Phục hình răng sứ là phương pháp phổ biến, có thể được sử dụng cho nhiều trường hợp khác nhau. Để xác định rõ khách hàng có phù hợp với phương pháp này không, các bác sĩ tại Nha khoa Greenfield sẽ tiến hành chụp X-quang và khám tổng quát, sau đó sẽ đưa ra hướng điều trị rõ ràng, chính xác. Tuy nhiên, phục hình răng sứ đặc biệt có thể sử dụng với các trường hợp sau: - Các trường hợp bị mất răng do va đập, tự nhiên - Răng bị tổn thương về mặt ngoại hình như mẻ, sứt, vỡ... - Muốn nâng cao khớp cắn trong các trường hợp bị mất răng xen kẽ hoặc mòn nhiều răng - Các trường hợp răng hàm mắc các bệnh lý cần phục hình để bảo vệ và đảm bảo chức năng của răng như viêm tủy, sâu răng, mòn men răng...
1.4 Những trường hợp chống chỉ định phục hình răng sứ?
- Bệnh nhân không muốn mài răng thật.
- Răng đang bị bệnh nha chu tiến triển.
- Chiều cao thân răng còn quá thấp không đảm bảo khả năng lưu giữ phục hình.
- Răng nghiêng lệch quá nhiều, việc mài răng có thể ảnh hưởng tủy răng và bệnh nhân không muốn diệt tủy.
- Cầu răng với nhiều răng phía xa.
- Bệnh nhân còn quá trẻ, các răng mọc chưa hết chiều dài, cung xương hàm chưa ổn định.
- Bệnh nhân có bệnh toàn thân chưa ổn định, đang điều trị tia xạ.
- Bệnh nhân có tật nghiến răng chưa được điều trị dứt điểm.
2. Các phương pháp phục hình răng sứ tại Greenfield Dental
Tại Greenfield, ngoài cấy ghép Implant, chúng tôi có 4 phương pháp chính được sử dụng để phục hình răng sứ được rất nhiều khách hàng ưa chuộng, mỗi một phương pháp sẽ có ưu điểm riêng phù hợp cho từng người bao gồm: + Chụp sứ đơn lẻ (Bọc răng sứ): Một phương pháp phổ biến trong kỹ thuật nhà khoa hiện nay nhằm khắc phục các vấn đề về răng miệng như răng khấp khểnh, răng xỉn màu nặng hay răng cần bảo vệ sau chữa tủy... + Cầu răng sứ (trồng răng bắc cầu) + Inlay - Onlay + Cùi chốt Post và Core
3. Biến chứng xảy ra nếu không điều trị?
+ Giảm chức năng ăn nhai, dẫn đến khó tiêu, dễ mắc các bệnh về đường tiêu hoá và không hấp thụ được chất dinh dưỡng. + Các răng bên cạnh khoảng mất răng lâu ngày sẽ tự di chuyển và xô lệch, trồi dài gây cản trở khớp cắn. + Thời gian mất răng càng lâu thì tình trạng tiêu xương diễn ra càng nghiêm trọng. + Mất răng lâu ngày sẽ làm biến dạng khuôn mặt như má hóp, lão hoá sớm, xuất hiện nhiều nếp nhăn,… gây mất thẩm mỹ.
4. Những điều cần biết trong và sau khi phục hình răng sứ?
Trong khi phục hình:
- Thủ thuật mài răng thường ít đau, bệnh nhân sẽ được gây tê tại chỗ ở những răng còn sống tủy, trong khi gây tê có thể có cảm giác đau nhẹ.
- Các loại mũi khoan được sử dụng để mài mô răng.
- Trong quá trình thực hiện lấy dấu hai hàm và lấy dấu thêm khớp cắn, chất lấy dấu có thể làm bệnh nhân thấy khó chịu và buồn nôn.
- Bệnh nhân hạn chế ăn nhai thức ăn cứng, thức ăn quá dính, thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh sau khi gắn răng tạm trong thời gian chờ mão sứ.
- Bệnh nhân nên quay lại tái khám ngay nếu bong sút răng tạm hoặc tình trạng ê buốt tăng, răng đau nhiều.
Sau khi phục hình răng sứ:
- Sau 1h có thể ăn uống.
- Hạn chế lực ăn nhai quá cứng với mão sứ răng cửa.
- Có thể ê buốt răng nhẹ một vài ngày, nếu tình trạng kéo dài cần phải thăm khám và điều trị tủy răng nếu cần.
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, lấy cao răng và khám kiểm tra răng miệng định kì 6 tháng/lần.
- Dùng chỉ nha khoa hoặc bàn chải kẽ làm sạch vùng kẽ răng
- Nhận và bảo quản thẻ bảo hành từ nhân viên y tế.
- Tái khám hoặc liên lạc với bác sỹ ngay khi có những dấu hiệu bất thường như: Đau nhức nhiều, mắc thức ăn, vướng cộm...
Bình Luận